top of page

Các cách chấm dứt hoạt động một công ty startup từ dễ đến khó

startuplawvn

Startup là một hành trình đầy thử thách và không phải con đường nào cũng dẫn đến thành công. Đôi khi, việc chấm dứt hoạt động là điều không thể tránh khỏi. Dưới đây là các cách để chấm dứt hoạt động một công ty startup, từ đơn giản đến phức tạp, cùng với những điều cần lưu ý theo quy định của pháp luật Việt Nam.


1. Tạm ngừng kinh doanh
  • Thời gian tạm ngừng: Theo quy định tại Luật doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn không giới hạn tổng thời gian tạm ngừng kinh doanh của doanh nghiệp, tuy nhiên mỗi lần đăng ký tạm ngừng không quá 01 năm.

  • Điều kiện: Doanh nghiệp cần đảm bảo đã hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, các khoản nợ tài chính và hoàn thành việc thực hiện các hợp đồng đã ký kết với khách hàng và người lao động.

  • Thủ tục:

    • Gửi hồ sơ về việc tạm ngừng kinh doanh cho cơ quan đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đã đăng ký chậm nhất 03 ngày làm việc trước khi tạm ngừng.

    • Thời hạn giải quyết: trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ tạm ngừng.

  • Lưu ý:

    • Sau khi hết thời gian tạm ngừng, nếu doanh nghiệp muốn tiếp tục tạm ngừng phải gửi hồ sơ mới về việc tiếp tục tạm ngừng kinh doanh cho cơ quan đăng ký kinh doanh chậm nhất 03 ngày làm việc trước ngày tạm ngừng kinh doanh.


2. Giải thể doanh nghiệp startup
  • Các trường hợp giải thể doanh nghiệp startup:

    • Doanh nghiệp tự nguyện giải thể nếu không trái với quy định của pháp luật và được các thành viên, cổ đông chấp thuận.

    • Kết thúc thời gian hoạt động theo Điều lệ công ty mà không có quyết định gia hạn.

    • Doanh nghiệp giải thể bắt buộc trong các trường hợp theo quy định của pháp luật:

      • Không đủ số lượng thành viên tối thiểu theo quy định của Luật doanh nghiệp trong thời gian 06 tháng liên tục và không thực hiện thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp;

      • Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.

  • Điều kiện:

Doanh nghiệp chỉ được giải thể khi đã đảm bảo thanh toán hết các khoản nợ, nghĩa vụ tài sản khác và không đang trong quá trình giải quyết tranh chấp tại Tòa án hoặc Trọng tài. Các cá nhân liên quan, bao gồm người quản lý doanh nghiệp, sẽ chịu trách nhiệm về các khoản nợ nếu kê khai không chính xác trong quá trình thực hiện thủ tục giải thể.

  • Thủ tục:

    • Bước 1: Thông báo tình trạng doanh nghiệp đang làm thủ tục giải thể trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp

      • Doanh nghiệp thông qua nghị quyết, quyết định giải thể và nghị quyết, quyết định giải thể doanh nghiệp phải bao gồm các nội dung chủ yếu như tên, địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp, lý do giải thể, phương án xử lý các hợp đồng, nghĩa vụ tài chính và nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng lao động;

      • Thực hiện thanh lý tài sản (nếu có);

      • Sau khi có nghị quyết, quyết định giải thể, trong thời hạn 07 ngày làm việc, doanh nghiệp phải gửi hồ sơ thông báo tình trạng doanh nghiệp giải thể đến cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan thuế, người lao động trong doanh nghiệp và thông báo công khai tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp.

    • Bước 2: Thực hiện thủ tục hoàn thành nghĩa vụ thuế với Cơ quan thuế

      • Doanh nghiệp nộp hồ sơ đóng mã số thuế và làm việc với cơ quan thuế để hoàn tất các nghĩa vụ về thuế của Doanh nghiệp:

        • Kê khai và nộp thuế còn lại (VAT, TNDN, TNCN, các loại thuế khác);

        • Quyết toán thuế và hoàn tất hồ sơ gửi cơ quan thuế;

        • Làm việc, giải trình (nếu có) với cơ quan thuế về các nghĩa vụ thuế của Doanh nghiệp.

    • Bước 3: Nộp hồ sơ đăng ký giải thể doanh nghiệp

      • Sau khi hoàn tất việc đóng mã số thuế, doanh nghiệp nộp hồ sơ đăng ký giải thể đến cơ quan đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đã đăng ký.

      • Lưu ý:

        • Các khoản nợ của doanh nghiệp sẽ được thanh toán theo thứ tự ưu tiên sau:

          • Nợ lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp của người lao động.

          • Nợ thuế.

          • Các khoản nợ khác.

        • Những hoạt động bị cấm khi giải thể

          • Cất giấu, tẩu tán tài sản.

          • Chuyển đổi nợ không có bảo đảm thành nợ có bảo đảm.

          • Ký kết hợp đồng mới (trừ hợp đồng liên quan đến việc giải thể).

          • Huy động vốn dưới bất kỳ hình thức nào.


3. Phá Sản
  • Điều kiện: Doanh nghiệp mất khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn và không có khả năng phục hồi hoạt động kinh doanh.

  • Thủ tục:

o   Bước 1: Nộp đơn yêu cầu phá sản

Doanh nghiệp hoặc bên có quyền yêu cầu phá sản nộp đơn yêu cầu phá sản lên Tòa án có thẩm quyền.

Đơn yêu cầu phải có các thông tin cơ bản như: thông tin doanh nghiệp, lý do không thể thanh toán nợ, tình trạng tài chính hiện tại, các khoản nợ chưa thanh toán, và các tài liệu chứng minh khả năng phá sản.


o   Bước 2: Tòa án thụ lý

Tòa án sẽ xem xét và quyết định giải quyết theo quy định Luật Phá sản


o   Bước 3: Quyết định phá sản

Nếu Tòa án quyết định doanh nghiệp phá sản, sẽ có quyết định thanh lý tài sản và quy trình thanh toán các khoản nợ. Tòa án sẽ chỉ định một quản tài viên để điều hành quá trình thanh lý tài sản và thanh toán các khoản nợ theo thứ tự ưu tiên.


Quy trình thanh lý tài sản và trả nợ

  • Thanh lý tài sản: Tài sản của doanh nghiệp sẽ được bán hoặc thanh lý theo yêu cầu của quản tài viên để có tiền thanh toán các khoản nợ.

  • Thanh toán nợ: Các khoản nợ sẽ được thanh toán theo thứ tự ưu tiên, trong đó:

  • Nợ lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp của người lao động.

  • Nợ thuế.

  • Các khoản nợ khác (nợ ngân hàng, nợ nhà cung cấp, v.v.).

  • Lưu ý:

    • Chi phí và phức tạp: Thủ tục phá sản có thể rất phức tạp và tốn kém, vì vậy doanh nghiệp cần có sự tư vấn và hỗ trợ của luật sư hoặc chuyên gia pháp lý để đảm bảo tuân thủ đúng các quy định pháp luật.

    • Quản lý tài sản trong quá trình phá sản: Các hành vi bị cấm trong quá trình giải quyết phá sản bao gồm việc tẩu tán tài sản hoặc huy động vốn trái phép.

 

Việc chấm dứt hoạt động một công ty startup là một quyết định quan trọng và cần được thực hiện một cách cẩn trọng, tuân thủ theo quy định của pháp luật. Để đảm bảo quá trình diễn ra suôn sẻ và tránh các rủi ro pháp lý, bạn nên tìm kiếm sự tư vấn và hỗ trợ từ các chuyên gia pháp lý và tài chính.

Hy vọng bài viết này cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về các cách chấm dứt hoạt động một công ty startup tại Việt Nam.


Chúc bạn thành công trong hành trình khởi nghiệp của mình!

Doanh Nguyen,

founder of StartupLAW.vn

Comments


Business Video Call

free LawTalk

TALK WITH TECH, STARTUP, VC LAWYERS

Since 2015, Attorney Doanh has dedicated hundreds of hours to have coffee with over 500 startups, technology companies, and venture capitalists. Schedule a free LawTalk  session with Doanh to discuss legal matters, startups, and venture capital that you are interested in.

online  - 30 minutes  |  reservation only

  • White Facebook Icon

​LEARN & GROW

FOR TECH FIRM

  • Legal Guides

  • Legal Todo List

  • Legal for Founder

  • Resources

  • Insights & Trends

  • Free LawTalk

  • Supports

  • ​Services

  • Legal Pricing

  • Technology tax incentives

  • Software service contracts

  • Dev/vendor leasing agreements

  • IP agreements

  • ESOP programs

  • Risk management systems

  • M&A deals

  • Shareholder agreements

  • SaaS terms & conditions

  • SaaS data privacy

  • Company establishment (in Vietnam or Singapore)

  • Brand protection

  • Software copyrights

  • Shareholder relationships

FOR STARTUP

  • Fundraising deals

  • Founder agreements

  • ESOP programs

  • Technology tax incentives

  • Standard contracts

  • SaaS terms & conditions

  • SaaS data privacy

  • Company establishment (in Vietnam or Singapore)

  • Brand protection

  • Software copyrights

  • Investor relations

  • Equity allocation strategy

  • Vietnam-Singapore model

FOR VC

  • Legal due diligence (DD)

  • Investment monitoring

  • Legal auditing

  • Establishment of investment funds

  • Fund operation regulations

  • Capital mobilization agreements

  • Investment agreements

  • SME M&A deals

  • Startup funding sponsorship deals

  • Legal training

GET IN TOUCH

Copyright © 2023 StartupLAW Vietnam. All rights reserved.

StartupLAW is a registered brandname ofand operated under the law practice license of POTEKYU LAW FIRM. Founded by Vincent Doanh Nguyen since 2015.

bottom of page